Chó là loài vật gần gũi, là người bạn thân thiết với con người. Nhưng không phải ai cũng hiểu nguồn gốc xuất xứ cũng như ý nghĩa của con chó theo phong thủy. Nhân dịp năm Mậu Tuất 2018, hãy cùng xemtuvi24h tìm hiểu về biểu tượng chó trong phong thủy.
Nguồn gốc loài chó
Chó là loài vật ăn thịt có thính giác, khứu giác nhạy bén. Phân tích ADN chỉ ra chó sói tiến hóa thành chó nhà 13 vạn năm trước và gắn bó với cuộc sống của con người. Chó trở thành người bạn của con người từ khoảng 1 vạn năm trước.
Chúng ta phải thừa nhận một cách chắc chắn rằng chó là một con vật “đa năng”: chó giữ nhà, chó cảnh, chó săn, chó thể thao, chó nghiệp vụ… Trong chó nghiệp vụ lại được đào tạo chuyên sâu hơn như chó phát hiện, phòng trừ mối sử dụng trong ngành cứu hộ đê điều; chó cảnh sát giúp phát hiện ma tuý, săn bắt tội phạm; chó làm các dịch vụ bảo vệ; chó cứu hộ trong các tình trạng khẩn cấp như động đất, thiên tai, bão lũ…; chó săn bắt mồi, chim chóc… Không thể kể hết những công vịêc mà chó có thể giúp đỡ hoặc thay thế con người.
Tục thờ cho phổ biến với một số dân tộc trên thế giới, chó có mặt trong hầu khắp các thần thoại khu vực Đông Nam Á. Lúc đầu tục này bắt nguồn từ dân tộc chăn nuôi gia súc vùng Tây Nam Á để canh giữ đàn gia súc. Sau đó thì người Ấn-Âu thời kỳ đồng thau mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi và tín ngưỡng thờ chó. Trong một số thần thoại như Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, chó là kẻ canh giữ thế giới âm phủ.
Biểu tượng chó trong phong thủy
Theo văn hóa phương Đông thì chó xếp vào vị trí thứ 11 trong 12 con giáp và là một trong lục súc. Tục lệ thờ chó có từ lâu, nhân gian thường gọi đầy tôn kính là thần Cẩu hay là Thạch Cẩu. Trong quan niệm phong thủy chó là loài vật có thể mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Trong nét văn hóa và tâm linh của một số dân tộc, con chó là động vật thân thiết gắn bó từ rất lâu đời với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đức tính của chó được tôn vinh như trung thành, thông minh, quan tâm đến chủ… nó là bạn gần gũi của con người, chó canh gác nhà cửa cho con người, vì thế có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo.
Tương truyền rằng chó thông thường chỉ coi phần dương, nếu muốn giữ phần âm thì phải là chó đá. Tục thờ chó thể hiện bằng nhiều hình thức. Người Việt chôn chó đá trước cổng như là một linh vật phong thủy trừ tà, cầu phúc hay đặt chó trên bệ thờ như một vị thần linh. Chó đá để trong nhà thường nhỏ, nhìn hiền lành không như chó đá ở đình, đền, phủ.
Hiện nay, ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, thậm chí thờ và kính cẩn gọi là cụ Thạch, Thần cẩu, quan lớn Hoàng Thạch.
Tranh chó trong phong thủy
Ngoài việc dùng bức tượng chó trấn cửa, tranh chó treo trong nhà cũng là một cách theo phong thủy. Việc treo tranh chó cũng tuân theo một số nguyên tắc:
Hướng treo: Treo ở hướng chính Đông, Đông Bắc, chính Nam là những vị trí tương hợp. Hoặc treo ở hướng Tây Bắc là phương vị chính của loài này. Không nên treo tranh này ở hướng Đông Nam của ngôi nhà vì đó là phương vị tương khắc của loài chó. Để đạt được múc đích đề phòng trộm cắp nên treo bức tranh trang trí có hình con chó đầu hướng vào cửa chính.
Cách treo: Trong nhà chỉ nên có một bức tranh chó, vì người xưa cho rằng treo nhiều tranh trong nhà thì khó mang lại bình yên.
Tuổi treo: Phong thủy cho biết gia chủ tuổi Mão, Dần, Ngọ tương hợp với chó, rất hợp để treo tranh con vật này. Ngược lại gia chủ thuộc tuổi Thìn, Dậu, Sửu, Mùi thì tương khắc và không thích hợp để treo tranh này.