Ngày con nước là gì? Ngày này có ý nghĩa như nào? Nếu bạn đang thắc mắc những điều trên và không hiểu sao nhiều người lại cảnh báo về ngày này đến vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Xemtuvi24h.com nhé.
1. Ngày con nước là ngày gì?
Người xưa vẫn thường có câu hát như sau khi nhắc đến ngày con nước:
“Mùng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”
Câu ca dao trên chính là nói về ngày con nước, hay còn có cái tên khác theo phong thuỷ là ngày Nguyệt kỵ. Vậy thì bản chất của ngày con nước là gì, nguồn gốc xuất phát của nó là từ đâu?
Thông thường khi nhắc đến ngày kỵ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những điều xui xẻo và tất nhiên nó phải có nguyên nhân nào đó.
Thực tiễn trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, tục ngữ ca dao nước ta là một kho tàng kinh nghiệm sống rất phong phú. Những kinh nghiệm này được đúc rút, lưu truyền cho hậu thế.
Ngày này được giải thích dưới góc nhìn khoa học như sau:Theo nguyên lý khoa học Trái đất, chúng ta nằm trong hệ Thái dương, chịu quy luật tác động của các hành tinh, thiên thể khác ở phạm vi và cường độ nhất định. Nguyên nhân những lực tác động này chủ yếu là lực từ trường, lực hấp dẫn, và nhiều các lực khác sinh ra trong quá trình chuyển động.
Điều này dẫn đến các hiện tượng vật lý, địa lý xảy ra mà chúng ta quan sát được là hệ quả của các lực tương tác đó. Mắt thường sẽ không thể nhìn thấy được vì các lực này vô hình, thậm chí một số máy móc hiện đại của khoa học cũng chưa thể tính toán đo đạc chính xác được nó. Mỗi khi có một phát hiện mới, người ta lấy tên của nhà khoa học đó đặt tên cho định luật ông khám phá ra.
Hiện tượng thuỷ triều là do trái đất và mặt trăng có lực tác động với nhau. Người ta nhận thấy rằng, cứ khi trời tối, trăng mọc thì thủy triều lại dâng lên cao. Có lẽ cái tên ngày con nước ra đời từ đây. Nguyên nhân là mặt trăng tác động đến trái đất một lực hấp dẫn khá mạnh nên hiện tượng đó xảy ra. Lịch âm là một loại lịch phương Đông, nó được sáng tạo thông qua quan sát mặt trăng, âm nghĩa là Thái âm, là mặt trăng. Trong lịch này người ta nói về ngày sóc và ngày vọng.
– Ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng, hay còn gọi là ngày con sóc: khi mà Mặt trăng bị che khuất mà từ Trái đất chúng ta không thể nhìn thấy được. Có thể bạn chưa biết, mặt trăng vốn là một hành tinh lạnh. Ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy thực chất là ánh sáng mặt trời chiếu vào nó, tạo nên hiện tượng phát quang. Ngày 1 đầu tháng là thời điểm mặt trăng bị một hành tinh khác che khuất đường thẳng chiếu sáng nên không đón nhận được ánh sáng của mặt trời.
– Ngày 15 âm lịch hàng tháng, hay còn gọi là ngày vọng: đây là khoảng thời gian khi mặt trăng được ánh mặt trời chiếu sáng hoàn toàn, không bị che khuất phần nào nên hình ảnh của nó tròn trịa, ánh sáng của nó bao tỏa khắp không gian.
Như vậy có thể thấy, dưới tác động của mặt trăng, trong một ngày thủy triều lên xuống, dâng rút theo một quy luật nhất định. Còn trong một tháng, mặt trăng sẽ có độ sáng tối khác nhau vào từng đêm.
2. Cách tính ngày con nước
Ngày con nước trong năm 2019 gồm những ngày như sau:
– Tháng 1 và tháng 7: ngày con nước rơi vào mùng 5 và 19
– Tháng 2 và tháng 8: ngày con nước rơi vào mùng 3, 17 và 29
– Tháng 3 và tháng 9: ngày con nước rơi vào 13 và 27
– Tháng 4 và tháng 10: ngày con nước rơi vào 11 và 25
– Tháng 5 và tháng 11: ngày con nước rơi vào mùng 9 và 23
– Tháng 6 và tháng 12: ngày con nước rơi vào mùng 7 và 21.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với người đọc.