Luật Nhân quả là một trong những vấn đề được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống ngày nay. Luật Nhân quả là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của luật Nhân quả không phải ai cũng biết. Cùng Xemtuvi24h.com tìm hiểu cụ thể hơn về điều này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Luật Nhân quả qua lời dạy của đức Phật
Luật Nhân quả theo lời dạy của Đức Phật xuất phát từ nơi trí tuệ siêu vượt của Ngài, không phải ai cũng thấu hiểu rõ luật Nhân quả một cách chính xác và hết nghĩa.
Tuy nhiên, qua những lời dạy này, chúng ta có thể hiểu được phần nào vấn đề. Bạn có bao giờ thắc mắc, cùng là con người với nhau, có những người lại có một cuộc sống nhung lụa, hạnh phúc nhưng lại không ít những mảnh đời bất hạnh, đau khổ bần hàn bên cạnh đó? Tại sao lại có những người sinh ra đã xinh đẹp, hoàn hảo, lại có những người sinh ra khuyết tật, bệnh tật cả cuộc đời?
Đây chính là một phần của luật Nhân quả theo như lời dạy của đức Phật.
2. Nhân quả có nguồn gốc từ Nghiệp báo
Người ta cho rằng luật Nhân quả có nguồn gốc từ Nghiệp báo. Vậy Nghiệp báo là gì? Cùng đi cắt nghĩa nó cụ thể như sau:
Nghiệp là nhân, báo là quả. Nghiệp báo hay chính còn gọi là nguồn gốc của nhân quả. Nếu bạn tạ Nhân tốt thì nhất định sẽ nhận được Quả ngọt. Và ngược lại, nếu gieo Nghệp xấu ắt sẽ nhận báo ứng dù sớm hay muộn.
Nhân quả sẽ luôn xoay một vòng tròn như vậy không có điểm chấm dứt, cũng như con người cứ tạo nghiệp thì sớm muộn cũng phải nhận quả báo. Trong việc trả Quả lại tiếp tục tạo Nhân mới và Nhân Quả cứ như thế mà luân hồi.
Như vây, có thể thấy, mỗi tác động của ta dưới một điều kiện nhất định sẽ sinh ra quả báo. Nếu quả chín, quả sẽ báo ân lại với người đã tạo ra nó. Thời gian để quả chín có thể nhanh hoặc chậm, tuy nhiên nhất định nó sẽ đến.
Nghiệp thì dù có gieo trăm năm hay ngàn kiếp vẫn không hết. Ai gây Quả ác thì sẽ nhận Quả ác, ai tạo Quả lành sẽ nhận Quả lành. Đây là quy luật của luật Nhân quả, rất công bằng và không thiên vị một ai.
Nếu bạn tạo ra một nghiệp tốt, có thể ngay trong kiếp này hoặc kiếp luân hồi khác, bạn sẽ nhận lại kết quả tốt đẹp. Vậy nên hãy nhớ một điều rằng, dù nghiệp tốt hay xấu cũng đều không tránh khỏi luân hồi sinh tử.
Đức Phật trong Minh thứ 3, Lậu Tận Minh đã nói rằng, nguyên nhân của luân hồi sinh tử không gì khác chính là lậu hoặc. Lậu hoặc chính là nghiệp báo. Lậu hoặc có chứa mầm mống của Tham – Sân – Si. Chính những điều này thúc đẩy hành vi tạo nghiệp. Nó theo chúng ta từ đời quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trong một ngày chúng ta gây ra không biết bao nhiêu nghiệp. Những điều này dẫn đến Nhân – quả.
3. Luật Nhân quả – Số mệnh do chính mình nắm giữ
“Muốn biết quá khứ hay tương lai của một người chỉ cần nhìn những điều người đó đang nhận hoặc đang làm ở hiện tại là có thể biết được”. Đây chính là lời Phật dạy cần ghi nhớ.
Qua luật Nhân quả, chúng ta có thể thấy rằng, vận mệnh chính là nằm trong tay chúng ta. Chính những hành động của bạn tạo nên kết quả sau này. Mình tự gieo nhân thì tự gặt lấy quả, tùy theo thiện ác nhiều ít nên có khác nhau.
Trong bói toán hay tướng số phong thuỷ, quan niệm này lại khác hoàn toàn. Người ta cho rằng vận mệnh là do trời định, kiếp này không thể thay đổi. Từ quan niệm của đức Phật ta có thể thấy, những vấn đề ta đang gặp phải ở hiện tại chính là đang nhận lấy “nhân” trồng trước đây. Nhân này có thể từ quá khứ, cũng có thể từ kiếp trước.
Chúng ta không thể thay đổi nhân đã tạo ra trong quá khứ. Cái bạn thay đổi được chính là “duyên” – điều kiện tạo ra kết quả. Có thể hiểu đơn giản rằng, nếu kiếp trước làm điều xấu nhưng tại kiếp này từ bỏ nó, tích cực tạo nhân tốt thì ác duyên sẽ đứt.
Hy vọng những thông tin trên bài hữu ích với người đọc và giúp bạn hiểu rõ hơn về luật Nhân quả.